SƠ CỨU TRẺ BỊ BỎNG NHIỆT NHƯ THẾ NÀO?
Sơ cứu trẻ bị bỏng nhiệt là một trong những kỹ năng cần thiết mà cha mẹ cần được trang bị. Bỏng là một trong những tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ nhỏ bởi đây là lứa tuổi hiếu động, tò mò khám phá thế giới xung quanh mà chưa ý thức được về những nguy hiểm có thể gặp phải. Trong đó, theo thống kê của các cơ sở y tế, bỏng nhiệt là tình trạng bỏng gặp phải chủ yếu ở trẻ. Phụ huynh cần tìm tư vấn y tế hoặc đưa trẻ đi viện ngay sau khi bị bỏng – kể cả vết bỏng nhỏ - vì chúng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng cao. .
1. Bỏng nhiệt là gì?
Bỏng nhiệt hay phỏng nhiệt là hiện tượng bề mặt da hoặc các mô khác bị tổn thương do nhiệt. Bỏng nhiệt không chỉ đơn thuần là cảm giác bỏng, nóng rát mà còn có thể là những tổn thương da nghiêm trọng khiến những tế bào xung quanh bị ảnh hưởng hoặc chết đi. Bỏng nhiệt gồm 2 loại: bỏng khô và bỏng ướt. Trong đó:
- - Bỏng do nhiệt khô thường xuất phát từ việc tiếp xúc trực tiếp với các vật có nhiệt độ cao như ấm đun siêu tốc đang nóng, bàn là nóng, bô xe máy, cháy nổ bình gas, hỏa hoạn…
- - Bỏng do nhiệt ướt thường bắt nguồn từ các nguyên nhân như tiếp xúc với nước sôi, hơi nước nóng, canh nóng…
2. Các bước sơ cứu trẻ bị bỏng nhiệt Khi xác định trẻ bị bỏng nhiệt, cha mẹ và người chăm sóc trẻ hãy tiến hành sơ cứu theo các bước sau: - Giúp trẻ ngồi hoặc nằm xuống thảm dày để vết bỏng không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Nhanh chóng làm mát vết bỏng để ngăn bỏng nặng hơn và giảm sưng phồng. Lưu ý:
- Nếu làm mát bằng vòi hoa sen, phải dung nước lạnh và phun nhẹ
- Không cho trẻ nhỏ ngâm cả người trong nước lạnh vì có thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh
- Nếu không có nước lạnh, hãy dùng các chất lỏng làm mát khác. Ví dụ sữa
- Tuyệt đối không bôi kem dưỡng da, thuốc mỡ nên các vết bỏng kể cả bỏng khô hay bỏng ướt